CHẾ ĐỘ HẬU MÃI VÀ BẢO HÀNH GIỮA CÁC HÃNG MÁY QUÉT

CHẾ ĐỘ HẬU MÃI VÀ BẢO HÀNH GIỮA CÁC HÃNG MÁY QUÉT
Đối với khách hàng, chế độ chăm sóc khách hàng sau bán hàng và bảo hành luôn được quan tâm và cũng là một trong những vấn đề đượt đặt ra đầu tiên cho nhân viên kinh doanh. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về chính sách hậu mãi cũng như bảo hành của các hãng máy quét, bài viết này sẽ đề cập tới một số thương hiệu máy quét mã vạch lớn, phân tích thời gian và cách thức bảo hành.
Khái niệm hậu mãi: là dịch vụ sau bán hàng của các hãng, có nghĩa là hãng hoặc các nhà phân phối của hãng vẫn quan tâm đến các mục đích sử dụng sau cùng của các dịch vụ hay thiết bị.

Khái niệm bảo hành: là dịch vụ sửa chữa, thay thế các phần của thiết bị khi sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất, hoặc hỗ trợ xử lý để khách hàng vận hành đúng nhu cầu của mình.
Các hãng sản xuất hầu như đều quan tâm và lựa chọn năng lực của đối tác để bàn giao các chế độ hậu mãi thích hợp. Sau đây ta sẽ đi sâu phân tích vào hậu mãi của các hãng máy quét lớn như Motorola, Honeywell, Datalogic, Tysso và Argox.
·         Motorola: đây là hãng công nghệ di động tiên tiến có thương hiệu lâu năm và mạng lưới bảo hành toàn cầu (world-wide service). Có thể Motorola không mạnh trong mảng điện thoại di động thông minh (smart phone) như Apple hay Samsung, nhưng đối với mảng mã vạch (scanning technologies) và thiết bị di động ứng dụng trong công nghiệp (industrial mobile technologies) thì sẽ là đứng thứ nhất hoặc nhì. Chế độ bảo hành của Motorola có thể được xem như hoàn hảo hiện nay. Bảo hành miễn phí hoặc tính phí trong vòng 36 tháng, bất kể hàng hóa được mua từ đâu. Nhanh gọn, tiện lợi và thái độ làm việc tận tâm của các đối tác Motorola (Motorola Partnership) sẽ đáp ứng các mong đợi của khách hàng.
·         Datalogic: đây là hãng công nghệ gần như lâu đời nhất của công nghệ mã vạch. Với kinh nghiệm lâu năm, các chất lượng về sản phẩm gần như hoạt động tốt trong môi trường bán lẻ và công nghiệp. Tuy không có dịch vụ toàn cầu rộng khắp như Motorola, nhưng Datalogic vẫn cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tại thị trường Việt Nam, Datalogic cũng chọn được những đối tác có năng lực để xử lý tức thời cho các vấn đề phát sinh của khách hàng.
·         Honeywell: đây cũng là hãng sản xuất máy quét nổi tiếng, tuy nhiên tại thị trường Việt Nam vẫn còn kém phát triển vì có thể hãng chưa đi đúng hướng tiếp cận khách hàng và tâm lý khách hàng tại Việt Nam. Đồng thời, mạng lưới đối tác của Honeywell tại Việt Nam vẫn chưa nhiều và vẫn còn nhiều hạn chế nên đến khách hàng cũng khó khăn hơn.
·         Tysso: đây là hãng công nghệ đến từ Đài Loan. Với ưu thế giá tốt, chất lượng đảm bảo và thiết kế đẹp mắt, đồng thời có đối tác đáng tin cậy tại thị trường Việt Nam nên tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức mong muốn. Vấn đề hậu mãi được hãng đưa lên vị trí đầu tiên nên khách hàng cũng rất tin tưởng thương hiệu này. Có thể một đổi một nếu thiết bị có vấn đề trong quá trình hoạt động.
·         Argox: đây cũng là hãng công nghệ đến từ Đài Loan. Cũng với ưu thế giá tốt nhưng thiết kế và chất lượng đảm bảo với xác xuất không được quá cao như Tysso. Phù hợp với người dùng tập trung về giá là chủ yếu.
Trên là bài phân tích cá nhân về các dịch vụ của các thương hiệu máy quét đang có mặt tại thị trường Việt Nam để người dùng định hình được nhu cầu – chi phí – chức năng để lựa được những thiết bị đáp ứng được cho công việc của mình.

Tổng quan về máy quét công nghiệp

Tổng quan về máy quét công nghiệp

1.    Khái niệm:

Máy quét công nghiệp (industry scanner) là loại máy quét được ứng dụng trong các môi trường công nghiệp, nhà máy, kho bãi… và đảm bảo độ bền và năng suất làm việc với các điều kiện khó khăn.

Tổng quan về máy quét công nghiệp
Máy quét DS3578 sử dụng ở phạm vi dưới 30m
2.    Phân loại: máy quét công nghiệp được chia ra làm 2 loại chính:

•    Máy quét có dây (cored scanner): là loại máy quét có gắn dây cáp kết nối. Hạn chế của loại này là phạm vi sử dụng không được rộng, thường để giữa các cửa vào ra để kiểm tra in-out.

•    Máy quét không dây (coreless scanner): là loại máy quét có các kết nối không dây như Bluetooth, Radio, Wifi… một bộ máy quét không dây gồm 2 thành phần là đế và máy. Đế được kết nối trực tiếp vào máy tính qua cáp kết nối và có nhiệm vụ nhận thông tin từ máy, máy quét phát sóng truyền vào đế để chuyển dữ liệu. Loại này khắc phục hầu hết hạn chết của máy quét có dây, nhưng khi vượt quá phạm vi sử dụng do nhà sản xuất khuyến cáo, máy sẽ làm việc kém hiệu quả hoặc bị sai lệch dữ liệu.

•    Máy quét đa tia (Omni-direction scanner): là loại máy quét phóng ra một lưới các tia quét (beam net) từ 20 tới 32 tia laser. Thường được gắn trên các băng chuyền công nghiệp dành cho sản xuất.

3.    Công nghệ quét:

Máy quét công nghiệp thường được sử dụng 2 công nghệ quét chính là CCD Imager và Laser

•    CCD Imager: công nghệ cảm biến ánh sáng, máy quét sẽ phát ra luồng ánh sáng với bước sóng dài để nhận diện các sọc mã vạch. Nhược điểm của công nghệ này là ánh sáng dễ bị tản sáng trong điều kiện ánh nắng mặt trời chiếu mạnh làm máy quét nhận diện mã vạch chậm.

•    Laser: công nghệ cảm biến bằng tia laser, máy quét sẽ phát tia laser chạy ngang với tần số cao để nhận diện mã vạch. Công nghệ này hầu hết khắc phục được các hạn chế của công nghệ CCD Imager.


4.    Ứng dụng:

Tổng quan về máy quét công nghiệp
Máy quét công nghiệp ứng dụng rất nhiều đối với công việc kiểm kê sản phẩm
•    Kho bãi, logistic: thường được dùng để kiểm kê trong kho hoặc đặt ngay cửa để kiểm tra nhập xuất.

Tổng quan về máy quét công nghiệp
Máy quét đa tia ứng dụng kiểm soát sản phẩm cho các băng chuyền tự động
•    Nhà máy: dùng để kiểm tra trên các băn chuyền tự động (production line)